Sản phẩm đã xem

Chưa có sản phẩm nào

Đăng nhập
tài khoản
0
Danh mục sản phẩm

Hotline: 024 6260 4488

Kinh doanh 1: 0981569875

Kinh doanh 2: 0888247666

Trang chủ Kinh nghiệm hay
Tư vấn máy lọc không khí Ti vi Tủ lạnh Máy lạnh Máy giặt Điện thoại - Máy tính Đồng hồ - Mắt kính Gia dụng Thiết bị thông minh Mẹo vặt

Các lỗi thường gặp khiến nồi cơm điện không vào điện và cách khắc phục

Biên tập bởi Nguyễn Thị Phương 65 ngày trước 54

Sử dụng nồi cơm điện sai cách hay nồi cơm sử dụng lâu năm bạn sẽ gặp tình trạng nồi cơm không vào điện. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như dây cắm hỏng, nguồn điện yếu, hỏng mâm nhiệt, rơ le quá tải, bảng mạch hỏng… Cùng Điện Máy Quang Hạnh phân tích các nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhé.

Xem nhanh bài viết

 

Lỗi nồi cơm không vào điện do nguồn điện

Phích cắm lỏng

Nguyên nhân: Phích cắm bị lỏng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nồi cơm điện không vào điện. Khi phích cắm điện ở dây nguồn và nồi cơm điện bị lỏng, điểm tiếp xúc giữa nồi và dây nối kém, điện năng không được truyền đến nồi. Do đó khi có cung cấp nguồn điện thì đèn báo cùng không thể sáng và nồi cùng không hoạt động được.

Các lỗi thường gặp khiến nồi cơm điện không vào điện và cách khắc phục  1

Cách khắc phục: Khi cung cấp nguồn điện cho nồi, nếu nồi cơm điện không vào điện thì trước tiên bạn cần kiểm tra xem phích cắm đã được cắm chặt vào đầu dẫn của nồi cơm chưa, có bị lỏng lẻo không. Bạn cần rút ra và cắm lại, đảm bảo phích cắm đã được cắm đúng và chắc vào chân ở phần đế nồi cơm điện.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bạn cũng nên thường xuyên lau chùi phích cắm, tránh trường hợp bụi bẩn đóng quá nhiều khiến phích không thể cắm chặt vào nồi và trong quá trình sử dụng bạn không nên lắc phích cắm.

Do dây cắm điện hỏng

Nguyên nhân: Nồi cơm điện sử dụng lâu năm, bảo vệ dây không đúng cách, thường xuyên làm dây bị gập, kéo dãn hoặc giật quá mạnh trong quá trình cắm và rút ra khỏi ổ… dẫn đến dây cắm bị đứt hở sẽ làm cho việc truyền tải điện năng gặp vấn đề. Điều này không chỉ khiến cho nồi cơm điện không vào điện mà còn gây ra việc rò rỉ điện nghiêm trọng, có khả năng dẫn đến nguy hiểm cho người sử dụng.

Các lỗi thường gặp khiến nồi cơm điện không vào điện và cách khắc phục  2

Cách khắc phục: Khi gặp tình trạng trên, bạn có thể làm theo các các bước sau:

Bước 1 - Ngắt nguồn điện: Trước khi kiểm tra dây cắm, phải luôn đảm bảo nguồn điện đã được ngắt, dây đã được rút ra khỏi ổ cắm điện để đảm bảo an toàn trong toàn bộ quá trình tiếp theo.

Bước 2 - Kiểm tra dây cắm: Cần kiểm tra kỹ phần dây cắm nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu như: chảy nhựa, đứt hở... bạn nên thay thế ngay lập tức.Hãy đem dây hỏng đến trung tâm bảo hành, sửa chữa gần nhất để nhanh chóng thay dây mới, dây phải tương tự (cùng tiết diện, số lõi,...) với dây cắm ban đầu của nồi cơm để đảm bảo sự tương thích.

Bước 3 - Lắp đặt dây mới: Lắp đặt dây mới vào nồi và đảm bảo rằng chúng được kết nối chắc chắn. Sau đó, bạn cắm nồi cơm vào ổ điện và kiểm tra xem nồi có hoạt động hay không. Nếu nồi chưa hoạt động có thể do dây chưa tương thích hoặc do nồi hỏng một bộ phận nào đó khác.

Nguồn điện yếu

Nguyên nhân: Một trong những yếu tố quan trọng để nồi cơm vào điện chính là nguồn điện. Khi điện áp yếu, nguồn điện không đủ mạnh để cung cấp đủ công suất cho nồi cơm điện, thiết bị sẽ không hoạt động.

Cách khắc phục: Khi bạn gặp trường hợp nồi cơm không vào điện do điện áp yếu, bạn hãy kiểm tra xem nguồn điện tại ổ cắm có đủ mạnh không. Thông thường nguồn điện sử dụng trong gia đình thường là điện 1 pha và có hiệu điện thế 220V/50Hz. Nếu điện cấp vào yếu hơn so với công suất quy định của thiết bị thì chắc chắn nồi cơm sẽ không thể vào điện. Trong trường hợp điện áp trong nhà thường xuyên yếu, bạn nên lắp đặt ổn áp để làm ổn định điện áp đầu ra và đảm bảo nguồn điện cung cấp đủ công suất cho nồi cơm và các thiết bị khác.

Do hỏng bộ phận trong nồi

Hỏng mâm nhiệt

Các lỗi thường gặp khiến nồi cơm điện không vào điện và cách khắc phục  3

Nguyên nhân: Mâm nhiệt của nồi cơm điện có chức năng chuyển đổi năng lượng điện thành nhiệt để đun sôi nước và nấu cơm. Bộ phận này nếu bị hỏng cũng là nguyên nhân khiến nồi cơm điện không vào điện. Mâm nhiệt hỏng có thể là do không vệ sinh đúng cách hoặc do sử dụng nồi ở nhiệt độ, áp lực cao có thể làm mâm nhiệt biến dạng, nứt vỡ.

Cách khắc phục: Trường hợp mâm nhiệt hỏng khiến nồi cơm không thể vào điện, bạn cần mang ra trung tâm bảo hành của hãng hoặc các cơ sở sửa chữa đồ điện gần nhất để được tư vấn chính xác tình trạng mâm nhiệt.

Rơ le nhiệt 

Nguyên nhân: Khi rơ le nồi cơm bị đứt là nguyên nhân làm cho tiếp điểm NC và NO của nồi cơm điện không tiếp xúc được với nhau, từ đó khiến nồi cơm không lên nguồn. Rơ le nhiệt dễ bị hư nếu người dùng thường xuyên nấu cơm mà không lau khô phần đáy nồi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến rơ le bị hư hỏng như: Bật nút Cook quá nhiều lần làm giảm độ nhạy rơ le, không lau khô ruột nồi trước khi nấu khiến rơ le bị ẩm ướt và dễ chập cháy, do thói quen chỉ đặt nồi bằng 1 tay vào trong lòng nồi... 

Các lỗi thường gặp khiến nồi cơm điện không vào điện và cách khắc phục  4

Cách khắc phục: Trường hợp rơ le nhiệt bị hỏng bạn có thể mang ra ngoài tiệm sửa chữa hoặc hoàn toàn có thể thay thế tại nhà với các bước sau:

Bước  1 - Tháo rơ le nhiệt: Trước khi tháo, bạn phải đảm bảo nguồn điện đã được ngắt. Phần rơ le nhiệt có hình tròn nhỏ ở chính giữa mâm nhiệt, để tháo được nó bạn cần lật ngược vỏ nồi, tháo toàn bộ ốc vít dưới đáy nồi theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 2: Ở đáy nồi, bạn sẽ thấy 1 thanh thép dài nối với nút Cook của nồi và với rơ le nhiệt, sử dụng kìm nhẹ nhàng bẻ 3 chấu kết nối với rơ le nhiệt, sau đó lấy rơ le nhiệt ra.

Bước 3 - Thay thế rơ le nhiệt: Tháo lò xo từ rơ le cũ và nối lại các chấu và rơ le mới vào rồi lắp lại nắp nồi cơm như cũ sau đó bật nguồn điện để kiểm tra.

Bảng mạch nồi 

Các lỗi thường gặp khiến nồi cơm điện không vào điện và cách khắc phục  5

Nguyên nhân: Tình trạng nồi cơm điện không vào điện còn có thể liên quan đến bảng mạch bên trong nồi bị hỏng. Mạch điện bị lỗi ngăn không cho điện truyền vào bo mạch khiến nồi không thể hoạt động được. Có 2 nguyên nhân khiến bảng mạch không hoạt động đó là không tương thích về điện áp, hao mòn do thời gian sử dụng.

Cách khắc phục: Đối với trường hợp nồi cơm điện bị hư bảng mạch, người dùng tuyệt đối không nên tự ý tháo rời nồi để tự sửa. Bởi nếu không có kiến thức về sửa chữa các thiết bị gia dụng thì có thể khiến nồi cơm hư hỏng nặng hơn. Trong trường hợp này bạn có thể mang đến cơ sở bảo hành của hãng hoặc mang đến các cơ sở sửa chữa điện gia dụng uy tín.

Bộ phận tiếp nối kém

Nguyên nhân: Nồi cơm không vào điện do bộ phận tiếp nối kém là một trong những tình huống khá phổ biến mà người dùng thường hay gặp phải. Khi bộ phận này gặp vấn đề và hỏng hóc, nồi cơm không thể hoạt động một cách bình thường. Nguyên nhân gây ra sự cố này thường xuất phát từ sự oxi hóa hoặc đứt gãy của các mối nối hoặc dây tiếp nối bên trong. 

Cách khắc phục: Trong trường hợp này bạn không nên tự ý tháo nồi ra kiểm tra hay tự sửa chữa tại nhà. Bạn nên trực tiếp tìm đến dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để đảm bảo quy trình được thực hiện đúng cách.

Do thói quen của người dùng

Các lỗi thường gặp khiến nồi cơm điện không vào điện và cách khắc phục  6

Nguyên nhân: Sử dụng nồi cơm điện không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nồi cơm không hoạt động hoặc không vào điện. Trong quá trình sử dụng, nếu người dùng không lau khô nước bám quanh thành nồi sau mỗi lần nấu cơm hoặc để nước tràn ra ngoài nồi sẽ làm ẩm bảng mạch và các linh kiện bên trong, có thể dẫn đến việc thiết bị ngưng hoạt động hoặc hỏng hóc. Hay trường hợp ấn nút “Cook” quá nhiều lần cũng sẽ làm nhờn rơ le  nhiệt.

Cách khắc phục: Khi nấu cơm bạn phải lau khô thành lõi nồi cơm điện, đặt nồi bằng hai tay, không được ấn nút “Cook” nhiều lần, thường xuyên vệ sinh nồi cơm điện để kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm và tránh gây hỏng các bộ phận trong nồi.

Trên đây là những nguyên nhân chính khiến nồi cơm điện không vào điện và cách khắc phục. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể xác định đúng nguyên nhân khiến nồi hỏng và lựa chọn phương án xử lý phù hợp đối với thiết bị của mình.

Từ khóa:
0 Bình luận
Liên hệ
Xin chào!

Facebook Chat Hỗ trợ qua Facebook

Zalo Chat Hỗ trợ qua ZALO

TextFooter
[VeDauTrang]