Sản phẩm đã xem

Chưa có sản phẩm nào

Đăng nhập
tài khoản
0
Danh mục sản phẩm

Hotline: 024 6260 4488

Kinh doanh 1: 0981569875

Kinh doanh 2: 0888247666

Trang chủ Kinh nghiệm hay Mẹo vặt Mẹo vặt hay vào bếp
Tư vấn máy lọc không khí Ti vi Tủ lạnh Máy lạnh Máy giặt Điện thoại - Máy tính Đồng hồ - Mắt kính Gia dụng Thiết bị thông minh Mẹo vặt

Bật mí bí quyết nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện

Biên tập bởi Nguyễn Thị Phương 212 ngày trước 141

Công việc nấu cơm rất đơn giản, chỉ cần vo gạo, đổ nước, bật nút và chờ đợi cơm chín. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách nấu để bảo được độ ngon và giữ được chất dinh dưỡng của cơm. Hãy cùng Điện Máy Quang Hạnh lưu ngay những bí quyết sau để có được bữa cơm ngon nhé.

Xem nhanh bài viết

 

Ngâm gạo trước khi nấu

Ngâm gạo trước khi nấu chưa thực sự phổ biến trong nhiều gia đình. Nhưng đây là một trong những bí quyết giúp đẩy nhanh quá trình nấu, hạt sẽ hấp thụ nước và nhiệt tốt hơn, do đó các hạt tinh bột nở ra tối đa cho đến khi cơm chín mềm, bông và thơm ngon. Bên cạnh đó, việc ngâm gạo trước khi nấu sẽ giúp hệ tiêu hóa hấp thụ vitamin và khoáng chất từ gạo tốt hơn.

Có rất nhiều loại gạo, mỗi loại gạo có hình dạng, kích thước hạt  khác nhau (hạt dài, hạt trung bình hoặc hạt ngắn), hàm lượng tinh bột và chất xơ cũng khác nhau. Chính những yếu tố này quyết định số lượng nước cần dùng để nấu cơm, thời gian cần thiết để ngâm gạo và thời gian nấu gạo. Nhất là đối với các loại gạo như gạo nguyên hạt, gạo lứt, gạo nếp cẩm và gạo huyết rồng là những loại gạo đặc biệt nên ngâm, chúng chỉ thực sự chín hoàn hảo tận bên trong nếu được ngâm nước đủ lâu.

Bật mí bí quyết nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện 1

Dưới đây là thời gian ngâm lý tưởng của các loại gạo phổ biến trên thị trường hiện nay.

- Gạo trắng thông thường đã được đánh bóng: ngâm 15 phút

- Các loại gạo nguyên cám: ngâm 6-12 giờ

- Gạo lứt đã được đánh bóng: ngâm 4-6 giờ

- Gạo nếp: ngâm qua đêm

Trong quá trình ngâm, bạn chỉ cần ngâm ở nhiệt độ thường và không cần đậy nắp.

Vo gạo đúng cách

Bật mí bí quyết nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện 2

Phần lớp ngoài của hạt gạo chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), E, chất xơ, sắt, kẽm và omega 3 tốt cho sức khỏe. Cùng với đó, lớp vỏ cám ở quanh hạt gạo chứa rất nhiều xenlulo, có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu. Chình vì vậy, khi vo chỉ nên vo gạo nhẹ nhàng, dùng tay khuấy đều rồi gạn bỏ bụi bẩn nổi lên bề mặt và trong quá trình gạn bạn không nên chắt hết phần nước đục vốn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng.

Nấu cơm bằng nước nóng

Nấu cơm bằng nước lạnh là thói quen của đa số người Việt, cách làm này khiến cơm mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng. Khi nấu từ nước lạnh, hạt gạo sẽ bị nở trương lên từ từ, các chất dinh dưỡng theo đó tan vào nước và thoát ra ngoài khi nước sôi.

Nếu dùng trực tiếp bằng nước nóng, lớp ngoài hạt gạo co lại tạo màng bảo vệ, hạt gạo không bị nứt vỡ, lượng vitamin giữ lại nhiều hơn 30% so với nước lạnh. Bên cạnh đó, nấu cơm bằng nước nóng sẽ giúp rút ngắn thời gian nấu và tiết kiệm điện năng trong quá trình nấu.

Đổ nước vừa đủ

Lượng nước quyết định đến chất lượng của cơm. Nếu lượng nước không chính xác có thể làm cơm bị nhão, khô hoặc cơm không chín đều.

Nguyên tắc nấu các loại gạo thông thường cơ bản là sử dụng tỉ lệ số bát gạo bằng số bát nước thêm 1/2 chén. Ví dụ: Nấu một bát gạo thì lượng nước cần đong sẽ là 1.5 bát. Nếu nồi cơm của bạn có các thang đo nước bên trong, thì nên áp dụng theo vì điều đó sẽ giúp cơm ngon hơn, chuẩn hơn khi nấu.

Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều loại gạo, mỗi một loại gạo lại có đặc tính khác nhau và lượng nước sử dụng cũng khác nhau nên khi áp dụng công thức trên sẽ không được chuẩn xác. Căn cứ qua những lần nấu bạn có thể gia giảm lượng nước sao cho phù hợp với loại gạo và  khẩu vị của gia đình mình.

Không được mở nắp thường xuyên

Đối với dòng sản phẩm nồi cơm 1 mâm nhiệt hoặc 2 mâm nhiệt, nhiều người vẫn có thói quen đảo cơm khi nồi cơm mới cạn để cơm tơi, chín đều. Tuy nhiên việc làm này nhiều khi lại gây tác dụng ngược lại. Khi nước cạn, nồi cơm điện sẽ chuyển từ chế độ nấu sang chế độ giữ ấm. Đây là lúc nhiệt độ giảm, hạt gạo đã ngấm gần như đủ nước và hơi nóng để chín dần. Trong khoảng thời gian này tuyệt đối không nên mở vung nồi, vì sẽ khiến hơi nóng thoát ra ngoài, có thể làm cơm chín không đều, lâu chín hơn và cơm kém ngon. Đặc biệt, khi mở nồi, hạt gạo sẽ tiếp xúc với không khí sẽ làm phá hủy vitamin trong gạo.

Bật mí bí quyết nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện 3

Ủ cơm thêm 10-15 phút

Sau khi kết thúc quá trình nấu, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm, ta nên để ủ cơm thêm khoảng 10-15 phút và tuyệt đối không mở nắp. Việc làm này giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi.

Kết thúc quá trình nấu hãy mở nắp, xới đều cơm bằng đũa để cơm tơi, xốp. Không nên dùng muỗng để đảo để cơm không bị nát và làm trầy nồi.

Bí quyết khác

Để hạt cơm trở nên bóng, mẩy, tăng sự hấp dẫn cho cơm, bạn có thể cho thêm một chút bơ hoặc dầu oliu, dầu mè vào từ đầu hoặc khi cơm chín có thể cho vào và đảo đều lên. 

Bật mí bí quyết nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện 4

Nếu bạn thích mùi của lá nếp, khi nấu cơm có thể cho lá nếp vào nấu cùng.

Muốn để cơm được lâu, tránh cơm bị thiu bạn có thể cho thêm chút muối vào khi nấu.

Trên đây là một vài mẹo nhỏ trong quá trình nấu cơm mà Điện Máy Quang Hạnh muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng sau bài viết này, việc cắm được một nồi cơm ngon, thơm dẻo không còn làm khó bất kỳ ai.

Từ khóa:
0 Bình luận
Liên hệ
Xin chào!

Facebook Chat Hỗ trợ qua Facebook

Zalo Chat Hỗ trợ qua ZALO

TextFooter
[VeDauTrang]