Sản phẩm đã xem

Chưa có sản phẩm nào

Đăng nhập
tài khoản
0
Danh mục sản phẩm

Hotline: 024 6260 4488

Kinh doanh 1: 0981569875

Kinh doanh 2: 0888247666

Trang chủ Kinh nghiệm hay Gia dụng
Tư vấn máy lọc không khí Ti vi Tủ lạnh Máy lạnh Máy giặt Điện thoại - Máy tính Đồng hồ - Mắt kính Gia dụng Thiết bị thông minh Mẹo vặt

Cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà

Biên tập bởi Nguyễn Thị Phương 38 ngày trước 72

Đều là sữa hạt nhưng khi làm sữa hạt từ máy ép chậm hay máy làm sữa hạt lại cho ra thành phẩm khác nhau. Nếu nhà bạn có máy làm sữa hạt nhưng muốn đổi vị hay chỉ có máy ép chậm nhưng lại muốn tạo ra những ly sữa hạt thơm ngon chiêu đãi cả nhà thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé.

Cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm

Xem nhanh bài viết

Ưu điểm khi sử dụng máy ép chậm làm sữa hạt

Thành phẩm sữa hạt từ máy làm sữa hạt và máy ép chậm có nhiều điểm giống và khác nhau, chủ yếu liên quan đến quá trình chế biến, kết cấu sữa, hương vị và chất lượng dinh dưỡng. 

Quá trình chế biến: Máy ép chậm sử dụng cơ chế ép từ từ, nghiền và ép để tách nước sữa khỏi phần bã, quá trình này thường không sinh ra nhiệt, giúp bảo toàn dinh dưỡng tốt hơn. Phần bã sau khi ép bạn nên thêm nước và ép lại một đến 2 lần nữa để thu được tối đa lượng sữa ở trong hạt. Phần nước thu được đem đi nấu trên lửa nhỏ đến khi nước sôi lăn tăn là được.

Điểm nổi bật máy ép chậm

Kết cấu sữa: Sữa từ máy ép chậm thường loãng và có kết cấu mịn màng, có độ đồng nhất cao hơn do quá trình ép tách nước sữa ra khỏi bã rất hiệu quả. 

Chất lượng dinh dưỡng: Máy ép chậm không sinh nhiệt trong quá trình ép, do đó các vitamin và enzym trong hạt được bảo toàn tốt hơn.

Hương vị: Sữa từ máy làm sữa hạt có hương vị đậm đà hơn, đôi khi có thể hơi đặc và cần được làm loãng nếu muốn hương vị nhẹ nhàng hơn. Với một số máy làm sữa hạt công suất nhỏ, sữa khi uống sẽ cảm thấy lợn cợn ở họng cổ.

Sữa từ máy ép chậm có hương vị tươi mát và không quá đậm đặc, phù hợp với những người thích sữa hạt nguyên chất. 

Cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm

Làm sữa hạt bằng máy ép chậm vô cùng đơn giản nhưng sẽ mất nhiều công đoạn và tốn nhiều thời gian hơn so với máy làm sữa hạt. Để làm sữa hạt từ máy ép chậm bạn cần thực hiện các bước sau.

Bước 1: Ngâm hạt

Thời gian ngâm: Đối với các loại hạt cứng bạn nên rửa sạch và ngâm hạt trong khoảng từ 6-8 giờ hoặc qua đêm (tùy từng loại hạt). Việc ngâm giúp hạt mềm ra và thu được nhiều sữa hơn trong quá trình ép nước.

Ngâm hạt

Nếu bạn muốn sữa có màu trắng đẹp mắt, đối với những loại hạt như hạnh nhân, lạc, hạt óc chó… sau khi ngâm bạn nên loại bỏ phần lớp vỏ áo bên ngoài của hạt rồi mới tiến hành ép.

Có thể cho chút muối để giảm bớt vị chát của hạt

Bước 2: Chuẩn bị máy ép chậm

Để làm sữa hạt từ máy ép chậm thì không thể nào thiếu được một em máy ép chậm rồi. Trước khi ép, bạn hãy kiểm tra kỹ đã lắp đúng các bộ phận của máy chưa và luôn đảm bảo tất cả các bộ phận đều được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.

Chuẩn bị máy ép chậm

Bước 3: Ép hạt

Cho từ từ hạt vào ống tiếp nguyên liệu của máy và trong quá trình ép bạn cần thêm nước vào để hỗn hợp không quá đặc. Lượng nước tùy thuộc vào độ đặc mong muốn của sữa, thường là 1 phần hạt với 2-3 phần nước. 

Thành phẩm sữa hạt

Bước 4: Lọc qua rây (nếu cần)

Phần nước thu được sau khi ép nếu bạn muốn sữa mịn hơn, có thể lọc lại qua rây mịn hoặc vải để loại bỏ hoàn toàn bã có trong nước.

Bước 5: Nấu sữa hạt

Cho toàn bộ lượng sữa vào nồi và đun trên lửa vừa, khuấy liên tục để sữa không bị vón cục do tinh bột đọng ở dưới đáy nồi. Trong quá trình đun, bạn cho thêm một ít đường trắng và một chút sữa đặc để tạo vị ngọt và độ ngậy. Đun như vậy đến khi nước trong nồi sôi sôi lăn tăn là có thể tắt bếp và thưởng thức.

Thành phẩm sữa hạt

Gợi ý công thức làm sữa hạt bằng máy ép chậm

Làm sữa hạnh nhân bằng máy ép chậm

Cách chọn hạt hạnh nhân:

  • Khi mua hạnh nhân, bạn phải quan sát kỹ màu sắc, đặc điểm hạt, nên lựa chọn hạt có màu sắc sáng, kích thước hạt đồng đều, hạt không bị tróc lớp vỏ mỏng.
  • Hạnh nhân chất lượng sẽ có mùi thơm, không có mùi chua hay ẩm mốc.
  • Nếu hạt đã được đóng gói sẵn bạn nên kiểm tra kỹ nhãn mác và bao bì, thời gian sử dụng.

Sữa hạt hạnh nhân

Sơ chế nguyên liệu: Ngâm hạnh nhân: Ngâm hạnh nhân trong nước sạch ít nhất 7-8 giờ hoặc qua đêm. Ngâm hạnh nhân sẽ giúp hạt mềm hơn, dễ ép hơn và tăng cường độ mịn của sữa. Sau khi ngâm, rửa sạch hạnh nhân dưới vòi nước lạnh để loại bỏ chất cặn và nước ngâm. Bạn cũng có thể loại bỏ phần lớp vỏ bên ngoài của hạt để khi ép màu sữa sẽ trắng đẹp mắt hơn.

Ép hạt: Sau khi ngâm, bạn để hạnh nhân vào một chiếc tô cùng với 1 ít nước. Dùng thìa múc từ từ hạnh nhân và nước cho vào ống tiếp nguyên liệu để ép. Phần bã thu được sau khi ép bạn đem hòa thêm một chút nước rồi tiếp tục ép lại lần 2, lần 3 để thu được lượng sữa tối đa có trong hạt.

Lọc: Nếu muốn sữa mịn hơn, bạn có thể lọc phần nước ép trên qua rây mịn hoặc vải để loại bỏ hoàn toàn phần bã còn sót lại. Nếu không cần uống sữa quá mịn bạn cũng có thể bỏ qua bước này.

Nấu sữa: Cho toàn bộ nước thu được vào nồi và bắc lên bếp đun, khi đun bạn có thể thêm chút hương vani, đường, sữa đặc tùy theo khẩu vị và hương vị của gia đình. Khuấy đều và đun trên lửa vừa đến khi nước sôi là được.

Thành phẩm sữa hạt hạnh nhân thu được thơm lừng, có hương vị ngọt thanh. Chắc chắn thành phẩm này sẽ rất xứng đáng với công sức mà bạn đã bỏ ra.

Làm sữa hạt sen bằng máy ép chậm

Muốn uống sữa hạt sen nhưng không có máy làm sữa hạt. Đừng lo, bạn có thể làm sữa hạt sen bằng máy ép chậm cũng vô cùng ngon đó nhé.

Sơ chế nguyên liệu

Đối với hạt sen tươi: hạt sen tươi mua về bóc bỏ lớp vỏ và tách tim sen để món sữa không có vị đắng ngái. Tâm sen có thể sử dụng để hãm trà sen hoặc phơi khô sắc thuốc bắc rất tốt cho sức khỏe.

Sữa hạt sen

Đối với hạt sen khô: Đem ngâm hạt sen trong khoảng 4-6 tiếng để hạt được mềm sau đó rửa sạch đến khi nước trong là được.

Ép hạt: hạt sen cho vào bát cùng với nước, múc hạt và một chút nước cho vào máy và lặp đi lặp lại đến khi hết nguyên liệu. Phần bã thu được bạn thêm một chút nước sau đó ép lại để có thể lấy hết dưỡng chất có trong hạt sen.

Loại bỏ phần cặn: lót một miếng vải sạch vào một chiếc rây nhỏ. Đổ phần nước ép vào rồi vắt kiệt để thu lấy nước cốt. Bước này sẽ giúp sữa hạt khi uống không bị cặn, uống sẽ thanh và mát hơn.

Nấu sữa: Đổ nước sen vừa thu được ở trên vào nồi rồi đun với mức lửa vừa, trong quá trình đun nhớ khuấy nhẹ tay. Khi nước trong nồi sôi hạ nhỏ lửa đun tiếp khoảng 3 phút, cho đường và sữa đặc vào khuấy tan. 

Tắt bếp, và thưởng thức thành quả thôi nào. nếu muốn bảo quản sữa hạt sen bạn cho vào bình thủy tinh sau đó để sâu trong ngăn mát tủ lạnh. Để đảm bảo chất lượng và hương vị của sữa hạt, bạn chỉ nên để tối đa 3 ngày thôi nhé.

Làm sữa ngô bằng máy ép chậm

Trong những loại ngũ cốc ngô chứa hàm lượng tinh bột cao rất tốt cho sức khỏe của con người. Chính vì vậy, ngô được sử dụng nhiều trong các bữa ăn của gia đình Việt. Và món yêu thích nhất chắc chắn phải kể đến đó chính là sữa ngô. Nếu nhà bạn không có máy làm sữa hạt, làm sữa ngô bằng máy ép chậm cũng khá đơn giản.

Sữa ngô

Sơ chế: Ngô mua về bóc tách hết phần lá và râu ngô ra khỏi bắp, tách hạt riêng và rửa lại bằng nước sạch.

Ép hạt: Cho 100g ngô cùng với 1 lít sữa tươi, dùng thìa múc từng chút một vào máy để ép tách lấy phần sữa ngôn.

Lọc sữa: Đổ một lượng sữa vừa ép được vào một chiếc khăn sạch rồi vắt mạnh để lấy phần nước. Nếu không muốn lỉnh kỉnh thì bạn hoàn toàn có thể dùng rây lọc, phương pháp này tiện lợi và đảm bảo vệ sinh. Đổ hỗn hợp ra rây, lọc lấy phần sữa ngô.

Nấu sữa: Bạn lấy phần nước vừa thu được cho vào nồi và đun sôi lăn tăn. Trong quá trình đun, thêm một chút đường để tạo độ ngọt cho sữa khi dùng sẽ dễ uống hơn. Với món sữa ngô này thì khi bạn dùng nóng hay lạnh đều rất ngon nhé.

Làm sữa đậu nành bằng máy ép chậm

Một ly sữa đậu nành chứa rất nhiều canxi, vitamin D, chất béo, protein... Chính vì vậy đây là một trong những loại sữa hạt được nhiều người sử dụng nhất. Một thức uống vừa ngon, bổ dưỡng, chi phí rẻ. Nếu bạn đã ngán sữa bò thì sữa đậu nành là một sự thay thế hoàn hảo. Và với một chiếc máy ép chậm thì bạn vẫn cho thể tạo ra một ly sữa đậu nành thơm ngon nhé.

Sữa đậu nành

Sơ chế: Đậu nành mau về bạn đem rửa sạch, vớt những hạt nổi lên và những hạt thâm đen bỏ ra ngoài nếu không chất lượng sữa sẽ không được đảm bảo. Khi đã rửa sạch bạn đem đậu nành bỏ vào nước sôi ngâm trong khoảng 1 giờ đồng hồ để đậu nở ra sau đó tiến hành bóc vỏ, chà xát thật kỹ để đậu bong lớp vỏ lụa ra là được.

Ép hạt: Cho từ từ đậu nành cùng với nước vào máy ép, châm nước từ từ giúp đậu nành được xay mịn mà không có bọt. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết nguyên liệu là được. Phần bã thu được bạn đừng quên ép lại 2-3 lần nữa nhé.

Lọc sữa: Dùng vải hoặc rây lọc qua phần nước ép để loại bỏ bớt cặn trong sữa như vậy khi uống sẽ ngon hơn và không bị lợn cợn nơi cổ họng.

Nấu sữa: Cho toàn bộ phần nước sữa đậu nành thu được vào nồi cùng thêm một chút đường để tạo độ ngọt, khuấy đều tay đến khi sữa sôi là được. 

Lưu ý: Khi nấu sữa đậu nành bạn đừng quên thêm một một vài nhành lá dứa để tạo hương thơm cho sữa nha. Uống sẽ cuốn lắm đó.

Lưu ý khi sử dụng máy ép chậm

Ngoài tạo ra những ly nước ép tươi mát, máy ép chậm còn có thể giúp bạn sơ chế tạo ra những ly sữa hạt thơm ngon chiêu đãi cả nhà. Vì đây không phải là chức năng chính của máy nên khi làm sữa hạt bằng máy ép chậm bạn cần lưu ý những điều sau:

Ngâm hạt đúng cách: Không giống như máy làm sữa hạt được trang bị lưỡi dao sắc bén với tốc độ xoay cực mạnh có thể xay mịn các loại hạt kể cả hạt cứng chưa qua xử lý (ngâm hạt). Với máy ép chậm bạn cần đảm bảo phải ngâm hạt đúng cách trước khi ép, đảm bảo hạt mềm, dễ ép hơn.

Không ép quá tải: Không đưa quá nhiều nguyên liệu vào cùng lúc tránh làm kẹt hoặc hỏng máy, hãy cho hạt và nước vào từ từ, theo từng đợt nhỏ. Nếu bạn ép một lượng lớn hạt, hãy cho máy nghỉ giữa các lần ép để tránh quá tải động cơ.

Vệ đúng cách: Sau khi ép hạt xong bạn hãy tháo rời các bộ phận của máy và vệ sinh ngay để tránh nguyên liệu còn sót lại bám chặt, khó làm sạch sau này. Với màng lọc, bạn hãy dùng bàn chải chuyên dụng hoặc bàn chải mềm để loại bỏ hết phần hạt còn sót lại.

Nước ép thu được cần phải lọc qua rây: Đối với một số loại hạt như hạnh nhân, óc chó, đậu nành… khi ép xong thành phẩm sữa thu được bạn cần đem lọc qua rây hoặc khăn mỏng để thành phẩm sữa hạt khi uống sẽ không bị lợn cợn.

Qua bài viết của Điện Máy Quang Hạnh hy vọng bạn có thể tự làm sữa hạt tại nhà đơn giản, nhanh chóng, nếu có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Từ khóa:
0 Bình luận
Liên hệ
Xin chào!

Facebook Chat Hỗ trợ qua Facebook

Zalo Chat Hỗ trợ qua ZALO

TextFooter
[VeDauTrang]