Sản phẩm đã xem

Chưa có sản phẩm nào

Đăng nhập
tài khoản
0
Danh mục sản phẩm

Hotline: 024 6260 4488

Kinh doanh 1: 0981569875

Kinh doanh 2: 0888247666

Trang chủ Kinh nghiệm hay Gia dụng Tư vấn mua nồi cơm điện
Tư vấn máy lọc không khí Ti vi Tủ lạnh Máy lạnh Máy giặt Điện thoại - Máy tính Đồng hồ - Mắt kính Gia dụng Thiết bị thông minh Mẹo vặt

Khám phá cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện

Biên tập bởi Nguyễn Thị Phương 143 ngày trước 355

Cấu tạo, chất liệu và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện quyết định trực tiếp tới hiệu quả hoạt động, chất lượng cơm cũng như các món ăn được chế biến qua nồi. Vậy hãy cùng Điện Máy Quang Hạnh tìm hiểu về kỹ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện hiện nay nhé.

Xem nhanh bài viết

Nồi cơm điện là gì?

Trước kia khi chưa có nồi cơm điện, người phụ nữ thường thổi cơm theo cách truyền thống, sử dụng nồi đất hoặc nồi bằng gang, sắt. Công đoạn nấu cơm rất mất thời gian và công sức, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến quá trình nấu. Người nấu phải liên tục trông coi ngọn lửa, tăng giảm nhiệt, ủ cơm làm sao để cơm không bị cháy khét hay sống.

Từ khi có sự xuất hiện của nồi cơm điện, phần nào giảm bớt sự vất vả của người nội trợ, giúp họ có thêm thời gian làm nhiều công việc khác. Nồi có khả năng nấu cơm nhanh chóng, cơm nấu xong mềm dẻo, thơm ngon.

Khám phá cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện 1

Cùng với sự phát triển của công nghệ, nồi cơm điện cũng dần được cải tiến với nhiều tính năng vượt trội. Ngoài nấu cơm thông thường, nồi cơm điện còn giúp bạn nấu được nhiều món khác nhau như hầm, hấp, làm bánh… Loại nồi này hỗ trợ tối đa cho người nội trợ, thậm chí không ít gia đình có cho mình từ 2-3 sản phẩm nồi cơm điện để phục vụ công việc nấu ăn hằng ngày.

Cấu tạo nồi cơm điện

Dạo quanh một vòng siêu thị điện máy hay trên các trang thương mại điện tử, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nồi cơm điện khác nhau cả về chủng loại, thông số kỹ thuật cho đến giá bán.

Tùy từng dòng sản phẩm lại có cấu tạo khác nhau, nhưng một chiếc nồi cơm điện thường sẽ bao gồm 6 bộ phận chính: vỏ nồi, nắp nồi, thân nồi, mâm nhiệt, lõi nồi, bộ phận điều khiển.

Vỏ nồi

Vỏ nồi là bộ phận ngoài cùng, là lớp vỏ bọc bao quanh thân nồi có và thường được làm bằng chất liệu nhựa hoặc thép không gỉ. Vỏ nồi có có tác dụng tạo tính thẩm mỹ, giúp giữ nhiệt độ ổn định trong suốt thời gian nồi hoạt động, bảo vệ các bộ phận bên trong nồi cơm và cách nhiệt, giữ an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng.

Ngày nay, ngoài việc chạy đua về chất lượng, chức năng của sản phẩm thì lớp vỏ nồi cũng rất được nhà sản xuất chú trọng. Nhiều người thường yêu từ cái nhìn đầu tiên, sản phẩm bắt mắt và sản phẩm chất lượng thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng xuống tay chi trả.

Nắp nồi

Nắp nồi được thiết kế nằm ở phía trên của nồi có tác dụng che chắn cho nồi cơm và giảm việc thoát hơi nước của nồi.

Hiện nay, trên thị trường có 2 dòng sản phẩm nồi cơm điện là nồi cơm điện nắp gài và nồi cơm điện nắp rời. Cấu tạo khác nhau nên chất liệu nắp nồi cũng sẽ khác nhau.

Nồi cơm điện nắp gài (nồi cơm điện nắp liền): Nắp dính liền với phần vỏ nồi và chất liệu nắp nồi sẽ giống như vỏ nồi. Bên trong nắp sẽ được trang bị thêm phần nắp inox (có thể tháo rời hoặc dính liền vào vung) giúp tỏa nhiệt đều trong quá trình nấu và giảm sự thoát hơi nước.

Nồi cơm điện nắp rời: Phần nắp tách rời khỏi thân và thường phần vung nồi sẽ được cấu tạo từ inox hoặc kính chịu nhiệt. Thiết kế nắp rời nên trong quá trình nấu nồi sẽ thoát nhiều hơi nước nóng nên bạn cần chú ý hơn khi sử dụng.

Khám phá cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện 2

Thân nồi

Đây là một bộ phận giữ vai trò rất quan trọng, có rất nhiều tác tác dụng như bảo vệ nồi tránh va đập, truyền nhiệt và giữ nhiệt trong quá trình nấu.

Thân nồi cơm điện thường được thiết kế gồm 3 lớp. Lớp ngoài cùng là lớp vỏ, lớp này thường được trang trí bắt mắt để làm tăng tính thẩm mỹ cho nồi cơm. Lớp thứ 2 là lớp sứ cách nhiệt, chúng có nhiệm vụ giữ nhiệt cho toàn bộ nồi cơm. Lớp trong cùng là lớp có tác dụng tỏa nhiệt, làm nồi được ấm đều trong quá trình nấu.

Mâm nhiệt

Mâm nhiệt thường có hình tròn hoặc hình vuông, được gắn vào đáy của nồi cơm điện và tiếp xúc trực tiếp với nồi cơm. Khi cắm nguồn điện, bộ phận này có chức năng chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng để đun nóng và làm chín thực phẩm.

Chúng thường được làm từ chất liệu kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt, như nhôm, đồng hoặc thép không gỉ.

Hiện tại, mâm nhiệt trên nồi cơm điện được chia làm 3 loại: nồi cơm điện 1 mâm nhiệt, nồi cơm điện 2 mâm nhiệt và nồi cơm điện 3 mâm nhiệt. Đối với dòng sản phẩm cao cấp như nồi cơm điện cao tần sẽ không có mâm nhiệt, thay vào đó chúng được áp dụng công nghệ đốt nóng trong, làm nóng trực tiếp không thông qua mâm nhiệt.

Số lượng mâm nhiệt của nồi quyết định đến chất lượng của cơm và thời gian nấu. Nồi được tích hợp nhiều mâm nhiệt thì thành phẩm cơm sẽ càng ngon, hạn chế tình trạng cháy phần đế và nhão phần trên.

Lõi nồi

Chất lượng lõi nồi cơm điện đóng vai trò quan trọng trong, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thành phẩm. Lõi nồi càng dày thì càng hấp thụ nhiệt tốt và giữ nhiệt lâu, cơm sẽ càng dẻo ngon, tuy nhiên thời gian nấu càng lâu.

Lõi nồi hiện nay thường được làm từ chất liệu nhôm, hợp kim, gang. Tất cả lõi nồi ở các dòng sản phẩm nồi cơm điện đều được phủ một lớp chống dính giúp cơm không bị dính lại trên bề mặt nồi và dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng.

Khám phá cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện 3

Bộ phận điều khiển

Đối với các nồi cơm điện thông thường thì bộ phận điều khiển chỉ gồm 1 công tắc dạng nút gạt hoặc ấn được gắn ở trên phần thân nồi. Nồi thường chỉ có 2 chế độ là nấu và giữ ấm.

Dòng sản phẩm nồi cơm điện tử thì bảng điều khiển sẽ phức tạp hơn, gồm nhiều phím bấm cơ hoặc một bảng điều khiển cảm ứng. Khi sử dụng, bạn chỉ chọn chế độ nấu phù hợp để thực hiện chức năng nấu nướng mà không cần phải vất vả cài đặt thông số, rất tiện lợi.

Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện

Khi nồi được cấp nguồn điện, đồng thời bật về chế độ nấu thì cần gạt sẽ truyền chuyển động làm công tắc nhấc lên và bị hút chặt bởi thanh nam châm. Chính vì vậy, cần gạt luôn được giữ nguyên vị trí trong suốt quá trình nấu.

Tiếp đó, bộ điều khiển sẽ cấp nhiệt cho mâm nhiệt, sau đó mâm nhiệt chuyển điện năng thành nhiệt năng.

Khi có nhiệt năng, nồi được làm nóng từ từ sẽ khiến gạo và nước bên trong được đun sôi. Khi sôi, nhiệt sẽ được đẩy lên cao trong khoảng vài phút, khi cơm cạn nước nhiệt sẽ giảm dần.

Trong suốt quá trình nấu, vỏ nồi cơm sẽ có vai trò giữ nhiệt độ ổn định. Khi gạo nở tới mức nhất định, bộ điều khiển sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm (chế độ Warm).

Van thoát hơi nước cũng tham gia vào quá trình nấu, giúp điều chỉnh mức nước, mức áp suất trong nồi cơm điện.

Với chế độ hâm nóng, khi nguồn điện đi vào, không nhấn chức năng nấu thì nồi cơm điện sẽ luôn ở chế độ ủ, làm ấm nồi. Chức năng này giúp bạn hâm lại đồ ăn mà không lo bị khô, cháy.

Từ khóa:
0 Bình luận
Liên hệ
Xin chào!

Facebook Chat Hỗ trợ qua Facebook

Zalo Chat Hỗ trợ qua ZALO

TextFooter
[VeDauTrang]