Sản phẩm đã xem

Chưa có sản phẩm nào

Đăng nhập
tài khoản
0
Danh mục sản phẩm

Hotline: 024 6260 4488

Kinh doanh 1: 0981569875

Kinh doanh 2: 0888247666

Trang chủ Kinh nghiệm hay Gia dụng
Tư vấn máy lọc không khí Ti vi Tủ lạnh Máy lạnh Máy giặt Điện thoại - Máy tính Đồng hồ - Mắt kính Gia dụng Thiết bị thông minh Mẹo vặt

Nguyên nhân và cách khắc phục khi nồi cơm điện không bật được nấc

Biên tập bởi Nguyễn Thị Phương 138 ngày trước 66

Khi mới mua về hoặc sử dụng nồi cơm điện cơ trong một thời gian dài bạn sẽ gặp phải tình trạng nồi không thể bật nấc. Nguyên nhân có thể là do lòng nồi móp méo, bộ phận cảm biến của nồi bị hỏng hoặc do hai dây tiếp điểm chạm nhau. Hãy cùng Điện Máy Quang Hạnh tìm hiểu các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trên nhé.

Xem nhanh bài viết

Nguyên nhân khiến nồi cơm không thể bật nấc

Do cảm biến nhiệt 

Một trong những lỗi chính gây nên tình trạng nồi cơm không bật được nấc chính là hỏng cảm biến.

Nồi cơm điện sử dụng hệ thống tạo nhiệt là mâm nhiệt với bộ cảm biến nhiệt nằm ở giữa (phần nút tròn nằm giữa và hơi nhô lên phía trên mâm nhiệt).Bộ phận cảm biến này sẽ tự động ngắt khi nồi đạt đến nhiệt độ nhất định. Điều này có nghĩa là khi cơm chín thì nồi sẽ tự động nhảy nấc từ chế độ Cook sang Warm.

Nguyên nhân và cách khắc phục khi nồi cơm điện không bật được nấc 1

Trường hợp cảm biến nhiệt hỏng, thời gian ngắt nhiệt bị sai lệch, dù đã đạt đến nhiệt độ nhất định nhưng nồi vẫn không tự động bật nấc chuyển sang chế độ giữ ấm.

Ngoài ra, độ nhạy của cảm biến nhiệt cũng phụ thuộc vào độ dài của lò xo nhiệt. Nếu lò xo quá ngắn, rơ-le cảm biến nhiệt sẽ không tiếp xúc đủ với lòng nồi, khiến nồi cơm điện không bật nấc.

Hay do nguồn điện kém khiến nhiệt quá yếu, nồi cơm không đạt đủ nhiệt lượng nhất định, trong khi đó nấc nồi cơm chỉ bật khi lượng nhiệt truyền từ cảm biến đến đáy nồi đạt mức chuẩn.

Do lòng nồi

Nguyên nhân thứ 2 có thể gây ra tình trạng nồi không bật nấc là do lòng nồi bị móp méo. Trong quá trình sử dụng hoặc vệ sinh lòng nồi đôi khi sơ ý làm rơi hoặc va đập mạnh khiến lòng nồi biến dạng. Khi đặt vào nồi cơm điện, lòng nồi không tiếp xúc đủ với mâm nhiệt, lòng nồi không được làm nóng đủ làm cho việc nấu cơm và ủ cơm trở nên sai lệch, khiến nồi cơm luôn ở tình trạng nấu mà không tự động chuyển sang chế độ ủ ấm.

Hai dây tiếp điểm bị chạm nhau

Nguyên nhân và cách khắc phục khi nồi cơm điện không bật được nấc 2

Bên trong nồi cơm điện có 2 dây tiếp điểm nối từ nguồn điện với cần gạt trên và cần gạt dưới. Trường hợp 2 dây tiếp điểm chạm vào nhau thì sẽ xảy ra tình trạng công tắc không bật được nút nấu hoặc bật được nút nấu nhưng không tự động chuyển sang chế độ ủ ấm.

Do đó, nếu lòng nồi cơm không bị móp, cảm biến nhiệt hoạt động bình thường thì chứng tỏ 2 dây tiếp điểm nối nguồn điện với nút gạt đã chạm nhau nên nồi không thể tự bật nấc.

Sử dụng không đúng cách

Một trong những nguyên nhân khác khiến nồi cơm điện không bật nấc đó là do sử dụng sai cách.

Một số người dùng đang sử dụng nồi cơm điện sai cách, sai chức năng khiến nồi dễ bị hỏng. Trong quá trình nấu cơm, người dùng ấn nút “Cook” nhiều lần để tạo cơm cháy hay sử dụng nồi để nấu cháo, nấu các món hầm. Việc này dễ làm hỏng và lờn rơ-le nhiệt, làm giảm tuổi thọ của nồi.

Nguyên nhân và cách khắc phục khi nồi cơm điện không bật được nấc 3

Cách khắc phục

Sửa chữa cảm biến nhiệt

Cảm biến nhiệt là bộ phận quan trọng của nồi cơm điện nên khi cảm biến nhiệt hỏng, bạn cần khắc phục ngay. Bạn có thể mang nồi cơm điện đến các tiệm sửa chữa điện gia dụng hoặc trung tâm bảo hành để thay mới cảm biến. Tuyệt đối không nên tự làm ở nhà nếu như không thành thạo các thao tác sửa chữa. Bởi nếu v​​​ô tình đấu nhầm dây hoặc làm ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong nồi có thể khiến nồi hỏng nặng hơn, không thể sửa chữa được nữa.

Thay mới lòng nồi

Trường hợp lòng nồi bị móp méo nặng, phần đế không được tiếp xúc nhiều với mâm nhiệt và cảm biến nhiệt, bạn nên thay thế bằng lòng nồi mới. Nếu vẫn cố sử dụng lòng nồi cũ không chỉ làm cho nồi cơm không bật nấc mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cơm (cơm cháy, kê ở phần đáy).

Tùy theo từng hãng. dòng sản phẩm mà lòng nồi sẽ có giá khác nhau. Thông thường, lòng nồi sẽ dao động từ 100.000 - 300.000 đồng/sản phẩm đối với nồi cơm thường, nồi cơm cao cấp thì mức giá sẽ cao hơn.

Nguyên nhân và cách khắc phục khi nồi cơm điện không bật được nấc 4

Sửa hai dây tiếp điểm 

Khi nhận thấy nồi cơm điện có dấu hiệu chạm dây tiếp điểm, bạn cần liên hệ đến bộ phận kỹ thuật hoặc mang nồi cơm đến cửa hàng sửa chữa uy tín để được nối lại dây của 2 công tắc này. 

Lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện để tăng tuổi thọ nồi

Bất kỳ một sản phẩm nào nếu không sử dụng đúng cách sẽ làm giảm tuổi thọ của sản phẩm và nồi cơm điện cũng vậy. Dưới đây là một trong những điều bạn cần lưu ý trong quá trình sử dụng nồi cơm điện.

Lau khô đáy nồi trước khi nấu

Nhiều người vẫn thường có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi. Vì vậy, nồi sẽ hay bị ướt ở phần bề mặt ngoài, đây là nơi tiếp xúc gần nhất với nguồn nhiệt. Nếu trước khi nấu không lau khô, nước có thể làm ướt nơi tạo nhiệt, gây tổn hại rơle nhiệt của nồi cơm điện, có nguy cơ gây chập, cháy và làm giảm độ bền của nồi.

Đặt nồi đúng vị trí

Nguyên nhân và cách khắc phục khi nồi cơm điện không bật được nấc 5

Trong quá trình đặt nồi, bạn cần đảm bảo việc đặt ruột nồi cơm điện đúng vị trí, khi đó đáy nồi được tiếp xúc tối đa với rơ le nhiệt. Trường hợp đặt lệch nồi, đế nồi không được tiếp xúc nhiều với mâm nhiệt sẽ dẫn đến tình trạng cơm chín không đều và rơle nhiệt cũng nhanh hỏng.

Khi đặt, bạn lưu ý nên đặt nồi nấu bằng 2 tay, sau đó xoay nhẹ 2 bên để mặt nồi và rơle được tiếp xúc đồng đều.

Không được ấn nút cook nhiềᴜ lần

Nhiều người vẫn sử dụng sai chức năng của nồi cơm điện thông thường. Những nồi cơm điện cơ bản không có chức năng hầm, nấu cháo, nấu cơm cháy… và để nấu được những món trên, người dùng thường lạm dụng việc nhấn nút cook nhiều lần vì nó có thể giúp nồi được làm nóng tới mức nhiệt như ý. Thao tác này tác động trực tiếp lên rơle nhiệt, làm chai cảm biến nhiệt từ đó khiến nồi nấu dễ nhảy nút sớm, cơm hay bị sượng và nồi nhanh hỏng.

Không sử dụng vật liệu kim loại để xới cơm

Nguyên nhân và cách khắc phục khi nồi cơm điện không bật được nấc 6

Bất kỳ lõi nồi cơm điện nào cũng được phủ một lớp chống dính giúp cơm không dính vào nồi. Khi sử dụng đũa, muôi bằng kim loại để xới, việc này sẽ làm trầy xước bề mặt chống dính của nồi, khiến nồi nhanh hỏng νà gây mất an toàn khi dùng nấu cơm.

Bạn chỉ nên dùng các dụng cụ bằng gỗ, nhựa hoặc silicon để xới cơm, bảo νệ tính thẩm mỹ và sự an toàn cho nồi cơm điện của bạn.

Vệ sinh đúng cách

Khi vệ sinh lòng nồi, bạn tuyệt đối không được vệ sinh khi lòng nồi còn nóng ấm, dùng giẻ sắt để đánh, điều này sẽ gây hư hại lớp chống dính. Khi con, bạn chỉ nên dùng miếng cọ rửa mềm để lau chùi, nếu đáy nồi có cơm dính hãy ngâm nước để làm mềm trước khi rửa.

Nguyên nhân và cách khắc phục khi nồi cơm điện không bật được nấc 7

Nồi nên được bảo quản riêng và để cho ráo nước. Tuyệt đối không xếp chồng lên dụng cụ khác, tránh làm rơi hay va chạm mạnh khiến nồi bị trầy xước và méo. Nếu bị méo hay cong νênh, đặc biệt ở phần đáy, nồi sẽ không tiếp xúc hoàn toàn với rơ le nhiệt khiến cơm chín không đều.

Đối với phần vỏ nồi nấu cũng nên được vệ sinh riêng. Khi sử dụng xong luôn nhớ đóng nắp để tránh tình trạng cặn bẩn, rác hay côn trùng rơi νào νà kẹt lại, khiến nồi hoạt động không bình thường, chóng hư hỏng.

Từ khóa:
0 Bình luận
Liên hệ
Xin chào!

Facebook Chat Hỗ trợ qua Facebook

Zalo Chat Hỗ trợ qua ZALO

TextFooter
[VeDauTrang]