Nồi cơm điện nấu cơm sống nguyên nhân do đâu?
Ngày nay, với sự xuất hiện của chiếc nồi cơm điện, việc nấu cơm trở nên cực dễ dàng hơn bao giờ hết. Thế nhưng đôi khi, việc nấu cơm bằng thiết bị này cũng gặp trục trặc, một trong những lỗi thường gặp ở nồi cơm điện đó chính là nấu cơm sống. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, hãy cùng Điện Máy Quang Hạnh phân tích các lỗi và cách khắc phục nhé.
Xem nhanh bài viết
Lượng nước quá ít so với gạo
Nguyên nhân
Trường hợp phổ biến nhất và nhiều người mắc phải nhất là cho quá ít nước khi nấu cơm. Hạt gạo hay bất kỳ loại ngũ cốc nào cũng phải hút đủ nước mới có thể chín mềm từ bên trong, khi được cung cấp lượng nước vừa đủ, gạo sẽ hấp thụ trong quá trình làm chín, từ đó thành phẩm cơm chín đều và mềm dẻo. Lượng nước không cân đối với lượng gạo trong nồi khiến gạo không hấp thụ đủ nước dẫn đến tình trạng, khô, sượng và không chín đều. Ngược lại, nếu cho quá nhiều nước hạt gạo sẽ nở bung bét gây nên tình trạng cơm nhão, nát.
Cách khắc phục
Bạn nên sử dụng cốc đong gạo trong nồi cơm điện, đã có sẵn vạch chia lượng gạo lên đến 160ml. Với mỗi cốc gạo sẽ tương ứng với một vạch được trang bị sẵn trong lòng nồi.
Ví dụ: Nếu bạn nấu 2 cốc gạo thì cần đổ nước đến vạch số 2 trong nồi hay đong 4 cốc gạo thì đổ nước đến vạch số 4. Như vậy, lượng gạo và nước sẽ chính xác nhất, thành quả là cơm nấu xong dẻo, ngon.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại gạo, mỗi loại lại có sự hấp thụ nước khác nhau. Vì vậy, trong quá trình nấu bạn nên cân nhắc lượng nước phù hợp với gạo và với khẩu vị của gia đình mình.
Nguồn điện không ổn định
Nguyên nhân
Cơm không được nấu chín có thể do nguồn điện và dây không ổn định. Vì thế trước khi cắm cơm bạn cần kiểm tra phần chân cắm giữa dây và nồi cơm đã chặt chưa hoặc đèn nồi cơm có sáng không… Một số trường hợp khi cắm điện, đèn báo vẫn sáng nhưng nồi lại không nóng hoặc không đủ nóng để nấu chín cơm. Lỗi này có thể do cầu chì hoặc công tắc bị hỏng.
Cách khắc phục
Trường hợp do cầu chì hoặc công tắc bị hỏng, bạn cần mang nồi cơm điện đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa để kiểm tra. Tuyệt đối không được tự ý tháo rời các bộ phận của nồi cơm điện, tự mình sửa chữa tránh trường hợp nồi hỏng nặng thêm.
Bộ phận cảm biến nhiệt hỏng
Nguyên nhân
Trường hợp bộ phận cảm biến nhiệt, bộ phần rơ le nhiệt của nồi cơm điện bị quá nhiệt sẽ dẫn đến việc ngắt nguồn nhiệt sớm, nồi hạ nhiệt đột ngột chuyển luôn qua chế độ ủ ấm trong khi hạt gạo vẫn chưa đủ thời gian để nấu chín dẫn đến tình trạng cơm bị sống.
Ngoài ra cũng có thể do mâm nhiệt bị bẩn dẫn đến nguồn nhiệt truyền vào nồi không đề. Trong quá trình sử dụng có thể do thức ăn, cơm, gạo rơi vãi vào phần mâm nhiệt, khi đặt xoong vào nấu khiến cảm biến nhiệt của nồi hoạt động không chính xác dẫn đến tình trạng cơm sống.
Cách khắc phục
Khi bộ phận cảm biến nhiệt bị hỏng bạn nên mang nồi đến các đơn vị bảo hành hoặc sửa chữa để đội ngũ nhân viên kỹ thuật có chuyên môn hỗ trợ thay mới rơ le.
Bên cạnh đó thường xuyên vệ sinh bộ phận mâm nhiệt sạch sẽ để truyền nhiệt tốt hơn, hạn chế tình trạng cơm chí không đều.
Đáy nồi bị móp
Nguyên nhân
Lòng nồi bị móp méo là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng cơm sống. Gạo muốn chín thì lòng nồi cơm điện phải tiếp xúc đều với mâm nhiệt để truyền nhiệt lên gạo. Đáy nồi cơm điện quá cong khiến cho bề mặt tiếp xúc của nồi bị ít đi, không đủ lượng nhiệt cần thiết để cơm chín đều.
Cách khắc phục
Với trường hợp này bạn nên thay lõi nồi cơm điện mới, đảm bảo diện tích tiếp xúc giữa đáy nồi và mâm nhiệt là lớn nhất. Từ đó cơm mới chín và ngon hơn.
Cách xử lý khi cơm nấu sống
Khi cơm bị sống, bạn đừng đổ bỏ sẽ rất lãng phí, thay vào đó hãy sử dụng một trong những cách dưới đây thể khắc phục tình trạng trên, biến nồi cơm bị sống, chín chưa đều trở nên dẻo, ngon như thường với các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp.
Cách 1: Đảo tơi cơm trong nồi rồi chuyển cơm sang một chiếc nồi bình thường khác. Lúc này, bạn rưới một ít rượu trắng vào nồi cơm với tỷ lệ là 1:10 (1 rượu tương ứng với 10 cơm). Tiếp theo, đặt nồi cơm lên bếp ga, mở bếp ở mức lửa nhỏ nhất, đun cho đến khi rượu bốc hơi hết, ngửi hạt cơm không còn thấy mùi rượu tức là cơm đã chín.
Cách 2: Bạn xới cho tơi phần cơm, sau đó cho lên nồi hấp và dàn đều cơm. Bạn cần phải hấp cơm với lửa vừa trong vòng 15 phút, quá trình này sẽ giúp những hạt cơm bị sượng sẽ nở đều hơn.
Trong quá trình nấu, tuyệt đối không được mở vung nồi tránh làm nồi cơm mất hơi và không thể nào khắc phục được cơm bị sống.
Cách để nấu cơm ngon
Bí quyết giúp nấu cơm ngon
Nấu cơm rất đơn giản nhưng để có được một nồi cơm ngon và giữ được chất dinh dưỡng thì không phải ai cũng biết nhé. Dưới đây là một trong những mẹo giúp bạn nấu được một bữa cơm ngon đãi cả nhà.
Ngâm gạo trước khi nấu
Ngâm gạo trước khi nấu là một trong những bí quyết giúp đẩy nhanh quá trình nấu, hạt sẽ hấp thụ nước và nhiệt tốt hơn, do đó các hạt tinh bột nở ra tối đa cho đến khi cơm chín mềm, bông và thơm ngon. Bên cạnh đó, việc ngâm gạo trước khi nấu sẽ giúp hệ tiêu hóa hấp thụ vitamin và khoáng chất từ gạo tốt hơn.
Với những loại gạo thông thường, bạn nên ngâm gạo trước khi nấu từ 30 phút đến 1 tiếng.
Vo gạo đúng cách
Phần lớp ngoài của hạt gạo chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), E, chất xơ, sắt, kẽm và omega 3 tốt cho sức khỏe. Cùng với đó, lớp vỏ cám ở quanh hạt gạo chứa rất nhiều xenlulo, có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu. Chình vì vậy, khi vo chỉ nên vo gạo nhẹ nhàng, dùng tay khuấy đều rồi gạn bỏ bụi bẩn nổi lên bề mặt và trong quá trình gạn bạn không nên chắt hết phần nước đục vốn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng.
Đổ nước vừa đủ
Lượng nước quyết định đến chất lượng của cơm. Nếu lượng nước không chính xác có thể làm cơm bị nhão, khô hoặc cơm không chín đều.
Nguyên tắc nấu các loại gạo thông thường cơ bản là sử dụng tỉ lệ số bát gạo bằng số bát nước thêm 1/2 chén. Ví dụ: Nấu một bát gạo thì lượng nước cần đong sẽ là 1.5 bát. Nếu nồi cơm của bạn có các thang đo nước bên trong, thì nên áp dụng theo vì điều đó sẽ giúp cơm ngon hơn, chuẩn hơn khi nấu.
Nấu cơm bằng nước nóng
Nấu cơm bằng nước lạnh là thói quen của đa số người Việt, cách làm này khiến cơm mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng. Khi nấu từ nước lạnh, hạt gạo sẽ bị nở trương lên từ từ, các chất dinh dưỡng theo đó tan vào nước và thoát ra ngoài khi nước sôi.
Nếu dùng trực tiếp bằng nước nóng, lớp ngoài hạt gạo co lại tạo màng bảo vệ, hạt gạo không bị nứt vỡ, lượng vitamin giữ lại nhiều hơn 30% so với nước lạnh. Bên cạnh đó, nấu cơm bằng nước nóng sẽ giúp rút ngắn thời gian nấu và tiết kiệm điện năng trong quá trình nấu.
Không mở nắp thường xuyên
Đối với dòng sản phẩm nồi cơm 1 mâm nhiệt hoặc 2 mâm nhiệt, nhiều người vẫn có thói quen đảo cơm khi nồi cơm mới cạn để cơm tơi, chín đều. Tuy nhiên việc làm này nhiều khi lại gây tác dụng ngược lại. Khi nước cạn, nồi cơm điện sẽ chuyển từ chế độ nấu sang chế độ giữ ấm. Đây là lúc nhiệt độ giảm, hạt gạo đã ngấm gần như đủ nước và hơi nóng để chín dần. Trong khoảng thời gian này tuyệt đối không nên mở vung nồi, vì sẽ khiến hơi nóng thoát ra ngoài, có thể làm cơm chín không đều, lâu chín hơn và cơm kém ngon. Đặc biệt, khi mở nồi, hạt gạo sẽ tiếp xúc với không khí sẽ làm phá hủy vitamin trong gạo.